HỔ PHÁCH – AMBER

HỔ PHÁCH – AMBER

Từ xưa đến nay, các loại đá có tác dụng trong phong thủy hay trang trí đều được mọi người quan tâm rất nhiều mà đáng nói nhất chính là dòng đá Hổ Phách- loại đá có giá trị cao về sức khỏe lẫn phong thủy.

Mặc dù khá phổ biến và nổi tiếng nhưng vẫn có khá nhiều người chưa hiểu rõ về dòng đá này. Do đó bài viết này sẽ đưa ra những thông tin cần thiết về loại đá hổ phách tới mọi người.

Đá qúy hổ phách Amber

Đá hổ phách là gì?

Nghe có vẻ khó tin nhưng đá hổ phách (Amber) thực chất được hình thành từ quá trình hóa thạch của nhựa cây trải qua hàng triệu đến hàng trăm triệu năm. Loại nhựa hổ phách quý giá và có giá trị cao nhất được sinh ra từ nhựa cây Pinus succinifera vào thời kì cổ đại

Cũng giống như Đá san hô, ngọc trai, ngà voi. Hổ phách là một loại đá quý thuộc dòng đá quý hưu cơ.

Như chúng ta đã biết chất nhựa này giống nhựa của cây thông khi tiết ra thường mềm, dính và có mùi thơm nên thu hút nhiều loại côn trùng. Giải thích vì sao Hổ phách thường chứa tạp chất động vật và thực vật chủ yếu là muỗi và các loài côn trùng, động vật giáp sát khác.

Ngoài ra Hổ phách phát triển trong vỉa than thường được gọi là ‘resinite’, và mẫu vật có nguồn gốc đặc biệt từ vỉa than New Zealand được gọi là ‘ambrite’.

Hình ảnh chụp cắt lớp con trùng hóa thạch trong Amber cách đây hàng trăm triệu năm
Hình ảnh chụp cắt lớp con trùng hóa thạch trong Amber cách đây hàng trăm triệu năm
vẻ đẹp của hổ phách
Hổ phách là một viên đá được hình thành qua sự hóa thạch của nhựa cây thông cổ đại
Hình ảnh mô phỏng chụp cắt lớp của các loài động thực vật có trong đá hổ phách
Hình ảnh mô phỏng chụp cắt lớp của các loài động thực vật có trong đá hổ phách (tác phẩm của nhiếp ảnh gia Anders Damgaard

Lịch sử

Từ hổ phách amber được cho là có nguồn gốc từ tiếng Ả rập là ‘anbar’ (có cùng nguồn gốc với tiếng Ba Tư ‘Ambar’)

Ngoài ra đá hổ phách vào thế kỷ 14 còn được gọi dưới cái tên khác là Ambregris (Hổ phách xám) nhưng thực chất “ambergris” là từ được sử dụng để mô tả một chất sáp cứng được tìm thấy trong ruột của cá voi tinh trùng là nguyên vật liệu được sử dụng làm hương liệu trong sản xuất nước hoa. Chứ không phải mô tả cho một loại đá quý được hình thành từ nhựa hoá thạch (Amber Baltic).

Từ 13.000 năm trước đá hổ phách đã được người cổ đại sử dụng được cho là một trong những loại đá quý đầu tiên được sử dụng trong đồ trang sức bùa hộ mệnh. Đồ trang sức hổ phách đã được tìm thấy trong các ngôi mộ cổ xưa của Mycenaean, cũng như các khu vực khác, nơi nền văn minh cổ đại thịnh vượng trên khắp châu Âu. Cho đến ngày nay, đá hổ phách được sử dụng phổ biến trong ngành kim hoàn chế tác trang sức thành vòng tay, mặt dây chuyền, mặt nhẫn….

Vòng tay đá hổ phách
Vòng tay đá hổ phách

Sự hình thành nên đá hổ phách

Hổ phách là một loại chất rắn vô định hình với trọng lượng riêng thấp chỉ từ (1,05 – 1,09). Quá trình hình thành của hổ phách là sự biến đổi của nhựa thành copal ở áp suất và nhiệt độ cao gây ra quá trình trùng hợp phân tử. Thông qua thời gian, nắng, mưa, nấm, vi khuẩn… nhựa cứng lại hóa thạch thành đá hổ phách.

Nhiều cây có thể sản xuất nhựa, nhưng hầu hết sẽ không sản xuất hổ phách. Nên nếu như nhựa cây đó có thể vượt qua được những tác động của môi trường thiên nhiên thì sẽ sinh ra loại đá hổ phách vô cùng giá trị. Do đó, để tìm và mua được đá hổ phách tự nhiên là một điều vô cùng khó khăn và đắt giá.

Hầu hết các loại hổ phách trên thị trường hiện nay đều trải qua quá trình nhân tạo, nên giá sẽ rẻ hơn và số lượng nhiều hơn.

Thuộc tính

– Công thức hóa học: Không đồng nhất thành phần chính là Cacbon và Hidro

– Cấu trúc tinh thể: Vô định hình

– Màu sắc: Vàng, nâu, cam, đỏ, xanh lẫn tạp chất

– Độ cứng: 2 – 2,5 trên thang đo Mohs

– Chỉ số khúc xạ: 1,539 – 1,545

– Tỉ trọng: 1,05 – 1,09 (gần đúng)

– Độ trong suốt:Trong suốt đến đục

– Huỳnh quang: Xanh trắng – vàng xanh

Phân bố

Đá quý hổ phách được cho là quý hiếm và có màu vàng đặc trưng phân bố tại vùng biển Baltic. Hổ phách Baltic bắt nguồn từ đáy biển và thường được tìm thấy trên bờ biển sau những cơn bão lớn. Sau đó là Hổ phách Dominica được biết là loaị hổ phách có khả năng chuyển sang màu xanh khi tiếp xúc với ánh sáng mặt trời và với bất kỳ nguồn ánh sáng cực tím. Trữ lượng hổ phách tìm thấy nhiều nhất trên thế giới ở phía tây vùng Kaliningrad (Nga). Ngoài ra đá hỗ phách còn tìm thấy ở  Ý, Rumani, Nhật Bản, Trung Quốc, Myanmar, Mexico, Canada và Hoa Kỳ.

Amber bacltic và Dominica
Phân biệt 2 loại hổ phách có giá trị nhất 

Đá hổ phách có tác dụng gì?

Đá hổ phách không chỉ quý bởi sự quý hiếm trong hình thành của nó mà còn bởi những tác dụng tới sức khỏe cũng như phong thủy mà khó có loại đá nào có thể sánh kịp.

Với Sức khỏe

Cũng có tác dụng gần giống với các loại đá quý khác đó chính là điều hòa khí huyết, thanh lọc cơ thể và đặc biệt rất tốt cho những người có vấn đề về tim mạch, tiêu hóa cũng như thúc đẩy quá trình phát triển ở trẻ nhỏ.

Nên nếu bạn có trẻ nhỏ trong nhà, bạn có thể mua một chiếc vòng hổ phách cho trẻ đeo, sẽ giúp các bé thoải mái, đỡ đau ốm sốt khi mọc răng cũng như đỡ quấy khóc hơn rất nhiều.

Trong y học đông y, Thì đá hổ phách sẽ tác động vào kinh, tâm, can, phế và bàng quang. Ngoài ra hổ phách còn có tác dụng tẩy uế làm trong sạch cơ thể, tinh thần cũng như môi trường sống xung quanh.

Trong phong thủy

Ngoài trang sức và sức khỏe, đá hổ phách còn biết tới như một loại đá phong thủy có tiếng và đắt giá. Đá hổ phách rất hợp với người mệnh hỏa hoặc mệnh thổ, giúp những người này điều hòa được tính cách, giữ bình tĩnh và đưa ra các quyết định sáng suốt. Hơn nữa, những người cung Sư Tử hay Bảo Bình cũng đừng quên đá hổ phách chính là biểu tượng của chòm sao của mình.

Chế tác Trang sức

Được biết đến là một loại đá quý và có cấu tạo đặc biệt nên đá hổ phách được xếp thứ hạng cao trong mặt dùng làm trang sức là điều vô cùng dễ hiểu. Màu sắc của đá hổ phách luôn là điều ấn tượng nhất bởi sự long lanh và rực rỡ.

Thông thường đá hổ phách sẽ có ba màu phổ biến bao gồm màu cam, đỏ và vàng vô cùng đẹp và thu hút ánh nhìn. Ngoài ra được hình thành từ nhựa các loại cây, nên bên trong của đá hổ phách hay lẫn lá, hoa hay vỏ hạt… rất lạ mắt và quấn hút.

Hình thù của loại đá hổ phách cũng làm cho người dùng rất muốn sở hữu bởi được hình thành trong lòng những con vật hút nhựa nên những viên đá này có dấu vết của thời gian, giúp người sở hữu có thể cảm nhận được phần nào sự hình thành của loại đá này. Do đó, bên cạnh những người mua đá hổ phách vì trang sức, thì cũng có rất nhiều người mua nó để sưu tầm hay trưng bày trong nhà.

Các loại đá hổ phách

Đá hổ phách là một loại đá quý và cực hiếm, nên trên thị trường có rất nhiều loại đá hổ phách giả được bày bán, mà nếu như bạn không phải là người sành về đá hổ phách, chắc chắn bạn sẽ không thể phân biệt. Nhưng chúng ta có thể tham khảo những cách đơn giản bằng mắt thường để nhận biết.  Trên thị trường hiện nay có một số loại đá hổ phách phổ biến

+ Đá hổ phách hoàn toàn tự nhiên, chưa qua xử lý

Đây là loại đá hổ phách tự nhiên 100%, không đưa qua bất kỳ bước xử lý nào và được hình thành từ nhựa thông cổ đại nên loại đá này vô cùng hiếm trên thị trường. Loại đá này có màu sắc không được bắt mắt và hình thù cũng không đẹp nhưng lại có giá trị cao nếu sưu tầm hoặc trưng bày.

Đá hổ phách tự nhiên đã qua xử lý

Loại này chúng ta sẽ gặp nhiều hơn trong thị trường, nhưng bởi vì là đá tự nhiên được mài dũa để có hình dáng đẹp và màu sắc tươi tắn nên giá của loại này thường khá cao. Hầu hết các đá hổ phách  tự nhiên chế tác thành trang sức đều là loại này.

+ Đá hổ phách non

Loại đá này cũng là đá hổ phách nhưng không phải được hình thành từ thời cổ đại và thường có màu nhạt hơn đá hổ phách được hình thành hoàn toàn bằng nhựa thông

+ Đá hổ phách nhân tạo

Đây là loại phổ biến nhất và giá thành cũng khá bình dân bởi được chế tạo và hình thành từ nhựa thông hiện tại do con người tạo ra.

Các cách nhận biết đá hổ phách

Có khá nhiều cách để thử và nhận biết đá hổ phách để nhận biết chúng là đá hổ phách thật hay được làm giả.

  • Thử nhiệt: Bởi được hình thành từ nhựa thông nên khi đốt với lửa, đá hổ phách sẽ có mùi hơi ngai ngái nhưng khá dễ chịu.
  • Tính nứt vỡ khi gặp nhiệt: Riêng với loại đá hổ phách thật khi dí một vật nóng như một cây sắt nóng vào bề mặt của đá, chỗ bị nóng sẽ có hiện tượng nứt.
  • Độ giòn: Được kết cấu từ nhựa thông nên nhìn chung đá hổ phách khá dai chỉ khi bạn bẻ con thì mới bị gãy.​​
  • Thử bằng nước muối: Vì đá hổ phách có trọng lượng riêng thấp, đá thật sẽ nổi trong nước muối. Trong khi đó đá giả sẽ không có hiện tượng này

Bảo quản đá hổ phách

Như đã nói ở trên, đây là loại đá được hình thành từ nhựa cây nên tốt nhất nên bảo quản tránh xa nhiệt độ cao để tránh làm nứt, vỡ hay làm cho bề mặt của đá bị thay đổi. Ngoài ra, vì đá hổ phách khá mềm, nên bạn cũng nên hạn chế việc cọ xát đá với các vật khác gây xước hoặc làm xấu bề mặt của đá làm giá trị của đá hổ phách sẽ bị giảm sút. Tốt nhất nếu là trang sức, bạn nên cất trong một chiếc hộp riêng nếu không sử dụng.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *