PHONG THỦY NGŨ HÀNH

PHONG THỦY NGŨ HÀNH

Học thuyết Ngũ hành mối quan hệ tương sinh – tương khắc, phản sinh – phản khắc (tương thừa – tương vũ) chúng ta hãy cùng nhau bắt đầu nghiên cứu xem khái niệm cơ bản về ngũ hành nhé!

Phong thủy học thuyết cơ bản ngũ hành

Học thuyết Ngũ hành:

Tất cả vạn vật trên trái đất và vũ trụ đều phát sinh từ năm yếu tố cơ bản bao gồm 5 hành: Mộc – Hỏa – Thổ – Kim – Thủy.
Năm yếu tố này tạo nên vòng tròn tương tác qua lại lẫn nhau và quan hệ của vạn vật và mỗi hành đều có 1 tính chất riêng như sau:
  • Kim: có tính chất thu lại (Thu).
  • Hỏa: có tính chất nhiệt, phát triển (Trưởng).
  • Thổ: có tính chất nuôi dưỡng, sinh sản (Hóa).
  • Thủy: có tính chất tàng chứa (Tàng)
  • Mộc: có tính chất động, khởi đầu (Sinh).​
Học thuyết Ngũ hành là mối tương tác và quan hệ của chúng diễn giải sự sinh hoá của vạn vật qua hai nguyên lý cơ bản là tương sinh và tương khắc. Như vậy Ngũ hành chính là sự cụ thể hóa Qui luật vận động chuyển hóa của mọi sự vật hiện tượng trong tự nhiên.
Ngũ hành tương sinh tương khắc
(Quy luật tương sinh tương khắc trong ngũ hành)

Các quy luật của Ngũ hành:

Có 4 qui luật hoạt động của Ngũ hành là Tương sinh, tương khắc, tương thừa, tương vũ

1. Quy luật ngũ hành tương sinh

Bao hàm ý nghĩa tư sinh, trợ trưởng. Trong Ngũ hành có quan hệ thúc đẩy lẫn nhau, dựa vào nhau để tồn tại, quan hệ này được gọi là “tương sinh”. Là sự tuần hoàn đời này qua đời kia không bao giờ kết thúc. Chúng có tác dụng thúc đẩy nhau phát triển, dựa vào quy luật có giải thích các hiện tượng xảy ra trong tự nhiên và sự biến hóa của ngũ hành.

+ KIM sinh THỦY

+ THỦY sinh MỘC

+ MỘC sinh HỎA

+ HỎA sinh THỔ

+ THỔ sinh KIM.

2. Quy luật tương khắc

Bao hàm ý nghĩa chế ngự, thắng. Trong Ngũ hành có quan hệ chế ước lẫn nhau, khắc phục lẫn nhau. Loại quan hệ này được gọi là “tương khắc”. Sự tương khắc có tác dụng duy trì sự cân bằng, nhưng nếu tương khắc thái quá thì làm cho sự biến hóa trở thành bất thường.
Trong tương khắc, mỗi hành cũng lại có hai mối quan hệ: Cái khắc nó và cái nó khắc.

+ KIM khắc MỘC.

+ MỘC khắc THỔ.

+ THỔ khắc THỦY.

+ THỦY khắc HỎA.

+ HỎA khắc KIM.

Từ quy luật tương khắc, bàn rộng thêm ta có tương thừa (nghĩa là khắc quá đỗi) và tương vũ (nghĩa là khắc không nổi mà bị phản phục lại)

Sản phẩm tại phong thủy ngọc an

3. Tương thừa (bị lấn áp)

Trong điều kiện bất thường, Hành này khắc Hành kia quá mạnh, khi đó mối quan hệ Tương khắc biến thành quan hệ Tương thừa. Chẳng hạn: bình thường Mộc khắc Thổ, nếu có một lý do nào đó làm Mộc tăng khắc Thổ, lúc đó gọi là Mộc thừa Thổ. Thí dụ: giận dữ quá độ (Can Mộc thái quá) gây loét dạ dày (Vị Thổ bị tổn hại).

 4. Tương vũ

Nếu Hành này không khắc được Hành kia thì quan hệ Tương khắc trở thành quan hệ Tương vũ.
Chẳng hạn: bình thường Thủy khắc Hỏa, nếu vì một lý do nào đó làm Thủy giảm khắc Hỏa (nói cách khác: Hỏa “khinh lờn” Thủy) thì lúc đó gọi là Hỏa vũ Thủy.
Thí dụ: Thận (thuộc Thủy) bình thường khắc Tâm (thuộc Hỏa), nếu Thận Thủy suy yếu quá không khắc nổi Tâm Hỏa sẽ sinh chứng nóng nhiệt, khó ngủ…

Trong phần này chúng tôi xin đề cập thêm về phần ngũ hành phản sinh và ngũ hành phản khắc là hai phần thêm về ngũ hành:

Ngũ hành phản sinh: Tương sinh là quy luật phát triển của vạn vật, nhưng nếu sinh nhiều quá đôi khi lại trở thành không tốt mất đi sự cân bằng. Điều này cũng tương tự như 1 người mập thích ăn nhiều => Ăn nhiều dẫn đến bệnh béo phì và xuất hiện thêm một số bệnh đi kèm theo. Đó là nguyên do có sự phản sinh trong Ngũ hành.

Nguyên lý của Ngũ hành phản sinh là:

· Kim cần có Thổ sinh, nhưng Thổ nhiều thì Kim bị vùi lấp.
· Thổ cần có Hỏa sinh, nhưng Hỏa nhiều thì Thổ thành than.
· Hỏa cần có Mộc sinh, nhưng Mộc nhiều thì Hỏa bị nghẹt.
· Mộc cần có Thủy sinh, nhưng Thủy nhiều thì Mộc bị trôi dạt.
· Thủy cần có Kim sinh, nhưng Kim nhiều thì Thủy bị đục.
Ngũ hành phản khắc: Khác với quy luật phản sinh, Ngũ hành phản khắc là khi một hành bị khắc, nhưng do lực của nó qúa lớn, khiến cho hành khắc nó đã không thể khắc được mà lại còn bị thương tổn, gây nên sự phản khắc.

Nguyên lý của Ngũ hành phản khắc là:

· Kim khắc được Mộc, nhưng Mộc cứng thì Kim bị gãy.
· Mộc khắc được Thổ, nhưng Thổ nhiều thì Mộc bị gầy yếu.
· Thổ khắc được Thủy, nhưng Thủy nhiều thì Thổ bị trôi dạt.
· Thủy khắc được Hỏa, nhưng Hỏa nhiều thì Thủy phải cạn.
· Hỏa khắc được Kim, nhưng Kim nhiều thì Hỏa sẽ tắt.
Hiện tượng tương sinh, tương khắc không tồn tại độc lập với nhau. Trong tương khắc luôn có mầm mống của tương sinh, trong tương sinh luôn có mầm mống của tương khắc. Do đó vạn vật luôn luôn tồn tại và phát triển.
Chính vì vậy trên nguyên tắc tương tác cuả vòng tròn Ngũ hành không chỉ đơn thuần chỉ có tương sinh hay tương khắc, mà còn cótrường hợp phản sinh, phản khắc sẽ xảy ra nữa.
Dựa vào thuyết ngũ hành đó là nền móng cho con người ứng dụng chọn ra trang sức đá phong thủy hộ mệnh  phù hợp giúp cho cuộc sống được cân bằng phát triển, sinh sôi theo đúng quy luật của tự nhiên. Và khi lựa chọn loại đá phù hợp chúng ta cũng cần xem qua mình thuộc hành nào dựa trên Mệnh Cung Phi (Mệnh Phong Thủy) để từ chọn ra những màu sắc tương sinh, tương hợp theo đúng quy luật của ngũ hành
(Bảng màu tương sinh, tương hợp, chế khắc và màu kiêng kị cho từng ngũ hành)

 

Nắm được quy luật của ngũ hành theo vận động của đất trời để biết được ưu điểm và nhược điểm của bản thân. Từ đó ứng dụng vào bản thân tìm ra được nguyên lý để có cuộc sống hạnh phúc và bền vững về sau.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *